Phù điêu trang trí hình tròn: Cuốn hút và đầy bí ẩn
1. Tản mạn lịch sử:
Như chúng ta đã biết từ hàng ngàn năm trước, khi chưa có chữ viết loài người đã biết tới những hình học cơ bản. Điển hình là những hình vẽ trên hang động họ đã vẽ những vòng tròng, những đường cong...
Và nếu chúng ta đưa cho ai đó một tờ giấy yêu cầu vẽ một hình bất kỳ có lẽ hình tròn sẽ là đa số mọi người vẽ ra, nhưng đồng thời cũng là hình khó vẽ cho tròn bằng tay không nhất.
*Lưu ý: bài viết này không giới thiệu về phù điêu trang trí mà chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của hình học, giúp quý khách hàng định hình được sản phẩm trước khi lựa chọn cho mình loại tranh treo phù hợp.
Để hiểu thêm và ý nghĩa của hình tròn trước khi dùng phù điêu hình tròn để trang trí nội ngoại thất, chúng ta cùng đọc tiếp phần hai để hiểu chi tiết.
2. Hiểu về hình tròn Ứng dụng của hình tròn:
Hình tròn trước tiên được biết đến là 1 điểm trải rộng. Điểm và hình tròn có những đặc tính tượng trưng chung: hoàn hảo, thuần nhất, không có sự phân biệt hoặc phân chia. Những vòng tròn đồng tâm biểu thị những cấp độ của sự sinh tồn, những hệ thống thứ bậc được sáng tạo. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng; tất cả những cái đó làm cho nó có đặc trưng của thời gian.
- Trong thiết kế Logo hình tròn được sử dụng với ý nghĩa: “Vòng tròn kết nối thường đại diện cho sự đoàn kết, sự gắn kết (logo Olympic), hay một thị trường toàn cầu (logo AT&T), một cảm giác của sự vĩnh cữu, sự thống nhất và hoàn hảo, sự trọn vẹn và một “cảm giác tự nhiên” - Họa sĩ thiết kế Augie Freeman
- Hình tròn là biểu trưng của khí, của bầu trời (cung Hoàng Đạo), của mặt trời, của cuộc sống (vòng Âm Dương), của thời gian (mặt đồng hồ), của sự vận động và đối chuyển (bánh xe luân hồi), sự bảo hộ (cái khiên), sự bảo mệnh (nhẫn, vòng đeo tay).
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo.
Trong ký tự học, hính tròn cũng xuất hiện rất nhiều đặc biệt là số 0. Ở vùng Lưỡng Hà, số 0 được coi là hoàn hảo nhất, nó biểu trưng cho tất cả, tức là toàn bộ vũ trụ.
Số 0 cũng là con số sau cùng mà con người tìm ra trong hệ số thập phân. Trước kia người ta đã rất khó khăn trong việc biểu thị sự “không có gì cả” cho tới khi phát minh ra nó. Người ta đặt số 0 sau mỗi số để biểu thị sự lớn lên 10 lần của hệ cơ số.
- Trong Xây dựng & Trang trí nội ngoại thất: vòng tròn tượng trưng cho bầu trời, thượng đế, vòng tuần hoàn bất tận, là sự hoàn hảo...vì thế cho nên nhiều công trình tôn giáo, công trình công cộng sử dụng hình tròn trong thiết kế mang tính biểu tượng.
Như chúng ta đã biết, hiểu về ý ý của hình tròn mà từ xa xưa tôt tiên ta đã sử dụng hình ảnh trống đồng hình tròn là biểu trưng của mặt trời của thượng đế, của sự vận động không ngừng. Hay hào quang của Đức Phật, chúa Giê-su, Trong các công trình Phật giáo: ô cửa, đài sen, biểu tượng bánh xe luân hồi...
Phù điêu Mặt trống đồng Ngọc Lũ
Ô cửa lấy ánh sáng tại chùa Tây Phương cũng sử dụng hai hào âm-dương khéo léo kết hợp
- Ứng dụng trong trang trí nội ngoại thất:
Cửa sổ tròn kết hợp giá sách
Nguyệt môn vào Hoa viên (Trung Quốc)
3. Kết luận:
Như chúng ta đã tìm hiểu và trao đổi cùng nhau về ý nghĩa của hình tròn trong tôn giáo, trong khoa học, trang trí ứng dụng cụ thể trong kiến trúc, nội thất & một góc nhỏ của nghệ thuật dùng phù điêu hình tròn để trang trí.
Ngày nay chúng ta vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu ý nghĩa của hình tròn ở mọi mặt của đời sống xã hội và đặc tính cuốn hút, vận động & đầy bí ẩn là điều chúng ta biết ngày càng được ứng dụng vào mọi mặt.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Để quay lại chọn sản phẩm Quý khách hàng click vào ảnh sau:
Viết bình luận